Hướng dẫn cách lắp đặt loa karaoke cho dàn karaoke gia đình

Là một trong những thiết bị quan trọng nhất của một dàn karaoke, cách lắp đặt loa karaoke như thế nào sẽ giúp cho người dùng được trải nghiệm âm thanh tốt nhất cũng như đảm bảo được độ bền, tuổi thọ của các thiết bị âm thanh trong dàn. Nếu chưa biết làm thế nào để lắp loa karaoke cho hệ thống âm thanh gia đình, hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

Khoảng cách treo loa karaoke gia đình

Yêu cầu đầu tiên khi lắp đặt loa karaoke cho gia đình là bạn cần nắm được khoảng cách treo loa. Khi treo loa karaoke cần lưu ý, vị trí treo loa cách mặt đất tối thiểu 2,5m, tùy chiều cao từ mặt đất đến trần nhà mà có thể đặt tối đa 2,8m. Ngoài ra, khoảng cách giữa hai loa cần đặt cách nhau tối thiểu từ 2,5m trở lên. Các căn phòng có diện tích rộng (trên 30m2) nên sử dụng 2 cặp loa để đảm bảo âm thanh có thể lan tỏa đều khắp phòng, các loa này không được quay đầu vào nhau.

Hướng dẫn lắp đặt loa karaoke chuyên nghiệp

Loa sử dụng trong dàn karaoke gia đình thông thường sẽ bao gồm loa full và loa sub. Với loa full, bạn cần lắp hoặc treo theo vị trí và khoảng cách mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên. Trường hợp căn phòng sử dụng không treo được, bạn cần trang bị thêm chân loa để đặt ở vị trí mong muốn cũng như để di chuyển dễ dàng khi thay đổi vị trí.

cách lắp đặt loa karaoke gia đình

Với loa sub, người dùng có thể đặt ở các vị trí mà vừa không ảnh hưởng cho việc đi lại vừa phù hợp để kết nối với thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh (vang số/ vang cơ). Thông thường, loa sub được đặt ở dưới mặt sàn, nằm giữa trung tâm của hệ thống loa.

Đối với các thiết bị âm thanh khác như vang (vang số/ vang cơ), cục đẩy công suất, micro karaoke, người dùng có thể đặt trên giá, kệ hoặc sử dụng tủ đựng âm thanh nếu có. Việc này sẽ giúp thuận tiện cho việc kết nối, sử dụng, di chuyển cũng như đảm bảo thiết bị tránh được ẩm mốc, va đập không mong muốn. Để kết nối các thiết bị trên với nhau, ta làm như sau:

- Đấu dây loa vào vị trí xuất loa của vang ( lưu ý dây cắm phải gọn gàng không để các cực chạm vào nhau làm hỏng vang tức thì), cắm dây tín hiệu ( line out ) của đầu karaoke xuống Line In của vang.

- Đấu dây tín hiệu từ Line Out của vang đến Line In của loa Subwoofer (nếu loa là sub điện).

- Cắm micro vào vị trí Micro1 hoặc 2 tùy bạn.

- Đưa vị trí volume muzich + volume tổng của vang về 0.

- Các chiết áp còn lại đưa về vị trí giữa (Norman).

Trong kỹ thuật setup phòng hát karaoke điều căn bản phụ thuộc vào không gian từng căn phòng mà điều chỉnh âm lượng sao cho âm thanh karaoke hay nhất có thể.
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà các bạn có thể áp dụng cho dàn âm thanh karaoke của gia đình mình cũng như quán karaoke kinh doanh mà bạn còn bỡ ngỡ chưa quen sử dụng.

Bước 1: Tắt máy, cắm Micro vào vị trí, đưa vị trí volume của music về tối thiểu.
Bước 2: Điều chỉnh volume tổng ,volume micro và tất cả chiết áp như Balance, Echo, Low, Mid, Hi, Dly, Rpt, đến vị trí Norman(vị trí giữa) mà nhà sản xuất đẫ thiết kế.
Bước 3: Bật nguồn thử Micro, tùy theo không gian, tiêu cách âm phòng hát mà tăng giảm Echo, Dly, Rpt khi đó vị trí Norman của bạn có thể thay đổi trong phạm vi sang trái hoặc sang phải 10 – 15 độ sao cho giọng nói không vang quá, không lặp đi lặp lại nhiều lần quá.
Bước 4: Chỉnh giọng nói, với người thiên chất Bass thì đưa volume bass của Micro sang trái khoảng từ 10- 90 độ, giọng thiên tress cũng vậy, còn với người giọng yêu bắt buộc phải đưa volume Mid của Micro từ 10 – 45 độ không lạm dụng tăng tối đa Mid và Hi gây rú rít khó chịu.
Bước 5: Sau khi hiệu chỉnh Micro xong đưa volume muzich (nhạc) lên sao cho tiếng nhạc không vượt quá tiếng micro đã chỉnh, nếu thấy có hiện tượng rú rít phải đưa Hi của volume tổng sang trái từ 10 – 90 độ .

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp xảy ra khi chỉnh giọng micro rất tốt nhưng khi đưa nhạc vào là rú, rít không hát được mặc dù lắp đặt loa đã chuẩn theo thiết kế, vậy vấn đề ở đây các bạn chỉ cần quan tâm tới tần số cao (Hi ) của Micro, Echo tổng không cho phép chỉnh quá Norman( giữa) mà các bạn nhất thiết phải đưa sang trái sao cho hết rú thì thôi từ 10 – 90 độ tùy mức độ âm thanh phát ra.

Trên đây là một số hướng dẫn của chúng tôi về cách lắp đặt loa karaoke cho dàn karaoke gia đình. Thực tế, mỗi cấu hình dàn thường có các thiết bị âm thanh và số lượng thiết bị khác nhau, tùy vào cấu hình dàn mà bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp. Tốt nhất, hãy tham khảo của kĩ thuật viên hoặc những người có chuyên môn để setup sao cho phù hợp và cho chất âm tốt nhất.

Tin tức liên quan
Sản phẩm liên quan